Bình Phước có chút hồn quê giữa phố

Chút hồn quê giữa phố là tiêu đề bài viết ngày hôm nay tại Bình Phước .Giữa muôn vàn đặc sản của miền Trung thì mì Quảng lâu nay vẫn giữ được chỗ đứng trong lòng người yêu ẩm thực. Nhưng để làm được món mì Quảng cần phải có nguyên liệu đó là sợi mì Quảng.
Đây cũng chính là câu chuyện của gia đình ông Võ Hữu Ta và bà Hồ Thị Trúc – “bà Tám mì Quảng” ở phường Tân Bình, thành phố Đồng Xoài. Đối với những người con xa xứ, việc lưu giữ những món ăn quê hương là cách giúp họ vơi phần nào nỗi nhớ mảnh đất mà mình từng “chôn nhau cắt rốn”.

Chút hồn quê giữa phố tại Bình Phước

 

Ông Ta, bà Trúc kể, quê ông bà ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Năm 1985, ông bà dẫn theo 10 người con vào Bình Phước lập nghiệp. Hằng ngày, ông đi làm thuê, còn bà thì sáng nấu 1 nồi mì Quảng rồi gánh ra chợ Đồng Xoài bán. Khi đó, người dân đi ăn sáng không nhiều nên một thời gian sau bà phải tìm công việc khác.

 

Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, khi Đồng Xoài phát triển, nhộn nhịp hơn, người xứ Quảng vào làm ăn sinh sống đông, ông bà lại quay về nghề cũ. Ban đầu cũng chỉ làm một ít đủ để nấu bán ăn sáng, sau đó một số quán mở ra, ông bà chuyển sang làm sợi mì cung cấp cho các quán ăn và người dân có nhu cầu.

 

Chút hồn quê giữa phố Bình Phước

 

Mang theo món ăn quê hương đi lập nghiệp, ông Võ Hữu Ta, bà Hồ Thị Trúc tại Bình Phước đã góp phần quảng bá ẩm thực của vùng đất Quảng Nam

 

Theo bà Trúc, làm mì Quảng thủ công ngon hơn làm bằng máy, sợi mì mỏng, dai và lưu được hương thơm từ hạt gạo nhưng tốn nhiều thời gian, đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận và khéo léo, tinh tế trong việc tráng bánh. Do tuổi cao, sức khỏe yếu nên nửa năm trở lại đây ông bà mua máy về làm, làm máy nhanh nên phải huy động thêm con tại Bình Phước, cháu cùng phụ. “Làm mì Quảng khó nhất là chọn gạo. Gạo phải ngon, sạch, đủ khô, đủ nắng. Gạo xấu thì bánh sẽ bị sống hoặc nhão” – bà Trúc chia sẻ.

 

Xem thêm : Lưu ý đi lại khi đến cụm đảo Điệp Sơn

 

Ông Ta cho biết, gạo sau khi mua về bỏ vào nước ngâm 2-3 tiếng đồng hồ cho nở ra sau đó mới xay. Muốn bánh ngon thì khi xay phải biết cân đối lượng gạo và nước cho đúng. Khi xay bột phải mịn như bột của em bé thì làm bánh mới ngon.

 

Trung bình 1 ngày, ông bà xay 70kg gạo làm được 150kg mì Quảng, bỏ mối cho các quán ăn ở Đồng Xoài. Ông bà chỉ mong có sức khỏe tốt để vừa giữ nghề truyền thống gia đình vừa phát triển kinh tế ổn định. “Là người Quảng Nam, tôi mang đặc sản quê mình vào đây với mong muốn giữ nghề và giới thiệu cho khách thập phương món ăn đặc trưng của người Quảng Nam. Giờ tuổi cũng cao, làm ít năm nữa rồi truyền nghề lại cho các con, cháu, mong chúng nối nghiệp” – bà Trúc chia sẻ.

 

Món ăn truyền thống không đơn thuần chỉ là món ăn mà nó còn kết tinh cả tinh thần đam mê của người làm ra, là ký ức tuổi thơ của biết bao thế hệ. Mang theo món ăn quê hương đi lập nghiệp, ông Ta, bà Trúc đã góp phần quảng bá ẩm thực của quê hương Quảng Nam. Đó là cách ông bà lưu giữ hồn quê tại Bình Phước.

 

( Theo Hiền Lương – Báo Bình Phước)

THÔNG TIN LIÊN HỆ :

Công ty Mỹ Lệ TNHH

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *