Đến Cú Nhù San ngắm dải ngân hà

Thu Quỳnh vừa có chuyến leo đỉnh Cú Nhù San hai ngày, ngắm trời đêm và dải ngân hà trên núi.

 

Chia sẻ với Du lịch Mỹ Lệ Thu Quỳnh, 24 tuổi, làm việc trong lĩnh vực thiết kế đồ họa. Chuyến chinh phục đỉnh cao gần đây nhất của nữ du khách là Cú Nhù San, cao 2.662 m nằm ở xã Y Tý, huyện Xát Bát, tỉnh Lào Cai. Trong chuyến đi hai ngày một đêm này, Quỳnh đã được ngắm giải ngân hà.

 

Giải ngân hà Quỳnh chụp được khi leo Cú Nhù San lúc 4h.
Giải ngân hà Quỳnh chụp được khi leo Cú Nhù San lúc 4h.

Lịch trình

 

Quỳnh xuất phát từ Hà Nội đến Sa Pa lúc 22h, nghỉ đêm trên xe. Có nhiều nhà xe như Hà Sơn Hải Vân, Sao Việt… để khách chọn lựa. Giá vé hiện tại là 620.000 đồng một người khứ hồi. Lần này, Quỳnh đi cùng bốn người bạn.

 

Đến Sa Pa lúc 6h, cô thuê xe máy giá 150.000 đồng một ngày rồi đi ăn sáng. Sau đó, cả nhóm lên Y Tý cách đó khoảng 70 km. Khoảng 11h họ đến nơi, dừng chân tại homestay A Dè. Quỳnh gửi đồ đạc cá nhân tại đây rồi bắt đầu hành trình leo núi. Cô leo khoảng một tiếng thì nghỉ ngơi, ăn trưa.

 

Nhóm thuê porter người địa phương, kết hợp hỗ trợ đội nấu ăn. Tiền công thuê porter là 500.000 đồng một ngày. Họ cũng đưa tiền để nhờ porter chuẩn bị đồ ăn để ăn trưa và tối trên núi. Khoảng 16h cùng ngày, nhóm lên đến lán. Đây là nơi mọi người nghỉ ngơi, ăn uống và ngủ qua đêm để sáng sớm hôm sau leo tiếp lên đỉnh.

 

Xem thêm : Vì sao nhiều người chụp ảnh ‘biển vô cực’ không đẹp?

 

Quỳnh tự nhận mình là một người nghiện leo núi.
Quỳnh tự nhận mình là một người nghiện leo núi.

Hai giờ sáng hôm sau, Quỳnh dậy để ra ngoài săn dải ngân hà. Thời điểm cô đi là gần rằm, trăng sáng. Theo kinh nghiệm của nhiều người, những ngày trăng sáng thường khó thấy sao. “Lúc 2h, sao trên trời chỉ lác đác rồi sau đó nhanh chóng bị mây che hết. Tôi nghĩ lần này chắc hụt cơ hội ngắm dải ngân hà, nên quay vào lán ngủ. 4h sáng, cả nhóm dậy để leo lên đỉnh. Lúc ngước lên bầu trời, dải ngân hà hiện ngay trước mắt. Tôi vội vàng lấy máy ảnh ra chụp. Đây thực sự là bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tôi từng được chiêm ngưỡng”, Quỳnh nói.

 

Dải ngân hà xuất hiện quanh năm, mọi người có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nhưng việc quan sát ở những vùng ven đô, phố thị… sẽ gặp khó khăn vì bị ảnh hưởng bởi ánh sáng phát ra từ đèn điện. Theo Quỳnh, nơi lý tưởng nhất để ngắm sao là vùng nông thôn xa xôi, hẻo lánh hay đỉnh núi cao. Đó là những địa điểm ít hoặc không bị ô nhiễm ánh sáng. Du khách cũng nên chọn những ngày không mưa, trời quanh, không có mây mù. Sao thường mọc nhiều nhất từ khoảng 2h đến 4h. Một số địa điểm khác ngắm giải ngân hà được nhiều phượt thủ yêu thích là đỉnh Fansipan, Lảo Thẩn, Bạch Mộc Lương Tử…

 

Xem thêm : Món ngon mùa nước nổi miền Tây

Sau khi chụp ảnh, nữ du khách tiếp tục hành trình chinh phục đỉnh Cú Nhù San. Thời gian leo mất khoảng 2 tiếng. Tại đây, họ chụp ảnh, check-in rồi quay lại lán ăn sáng, xếp đồ xuống núi. Khoảng 11h, nhóm đến homestay, tẳm rửa, ăn trưa. Sau khi nghỉ ngơi, dạo quanh Y Tý, nhóm bắt đầu quay về Sa Pa lúc 14h30, ăn tối tại đây và lên xe về Hà Nội lúc 22h. Tổng chi phí chuyến đi gồm ăn, ở và đi lại là 1,8 triệu đồng.

 

Lưu ý cho chuyến đi

 

“Đường lên Y Tý là đường đèo. Khoảng 20 km gần cuối đường xấu và xóc, khó đi nên mọi người cần cẩn thận”, Quỳnh nói.

 

Nữ du khách khuyên mọi người nên tập luyện trước chuyến đi để có sức khỏe tốt. Quỳnh thường chạy bộ, tập thể dục, luyện sức bền. “Có sức khỏe, khi leo núi bạn mới không phải đấu tranh là nên quay lại hay đi tiếp”. Thời gian đẹp nhất khi leo Cú Nhù San, theo quan điểm cá nhân của nữ du khách là tháng 3-4 khi mùa hoa đỗ quyên nở rộ.

 

Trước đó, cô từng leo núi Lảo Thẩn và Nhìu Cồ San. Ngày 7/9, Quỳnh lại bắt đầu một hành trình mới, khi đến Y Tý trải nghiệm một tháng và leo Bạch Mộc Lương Tử.

 

Quỳnh chụp ảnh lưu niệm sau khi chinh phục đỉnh Cú Nhù San.

Quỳnh chụp ảnh lưu niệm sau khi chinh phục đỉnh Cú Nhù San.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *