Tây Giang – 2 ngày đi xuyên hai cánh rừng nguyên sinh

 

 

Đã nhiều lần leo núi, băng rừng, nhưng với Trung Kiên đây là hai cánh rừng đầu tiên cho anh cảm giác được trở về nguyên bản ở Tây Giang.

 

Trần Trung Kiên (45 tuổi, Hà Nội) chia sẻ với Du lịch Mỹ Lệ là hướng dẫn viên tour kayak và du lịch mạo hiểm. Kiên mê khám phá, luôn cảm thấy được tự do nhất khi ở gần thiên nhiên.

 

Hai năm trước, Kiên biết đến Tây Giang (Quảng Nam) qua lời kể của một người bạn. Hào hứng với những cánh rừng lim, pơ mu nguyên sinh nhưng khi tìm hiểu từ nhiều nguồn, anh không nhận được thông tin gì cụ thể. Một ngày cuối tháng 8, Kiên quyết định chọn Tây Giang là điểm trekking mùa hè, để thỏa mãn sự hiếu kỳ.

 

“Khi chọn Tây Giang, tôi chỉ mường tượng khung cảnh qua hình ảnh và tự giảm kỳ vọng của mình xuống 20-30%”, Kiên cho biết.

 

Tây Giang có 70% diện tích là rừng, trong đó 50% là rừng nguyên sinh.

Tây Giang có 70% diện tích là rừng, trong đó 50% là rừng nguyên sinh.

 

Tây Giang

 

Một ba lô chống nước chứa vài bộ quần áo, đồ dùng trekking gồm túi ngủ, đèn pin, bật lửa, áo mưa, la bàn, túi sơ cấp cứu… một bộ máy ảnh và tinh thần sẵn sàng đối diện thử thách là tất cả những gì Kiên chuẩn bị cho chuyến đi này. Ngày 9/8, với tâm thế “không biết gì”, Kiên và ba người bạn bắt đầu cuộc hành trình. Anh bay từ Hà Nội đến Đà Nẵng, sau đó từ Đà Nẵng di chuyển bằng ôtô lên Tây Giang, thời gian khoảng 3 tiếng với quãng đường 150 km

.

Tây Giang đón Kiên bằng một cơn mưa nhỏ, trời sẩm tối với những ngôi nhà Gươl lác đác càng làm nổi bật sự hoang sơ của vùng đất này. Với 70% diện tích được rừng bao phủ, trong đó 50% là rừng nguyên sinh Tây Giang, Google Maps gần như không giúp ích được gì. Theo Kiên điều khó nhất là hình dung được các tuyến điểm nằm thế nào trên bản đồ để sắp xếp một lộ trình cụ thể.

 

Sau khi đến nhà khách duy nhất của thị trấn để lấy phòng, đoàn của Kiên phải nhờ tới sự giúp đỡ của chính quyền địa phương. Anh gặp Plênh, cán bộ phòng Văn hóa huyện Tây Giang. “Plênh là người Cơ Tu và là một người rất tâm huyết với việc phát triển du lịch bền vững gắn với bảo tồn thiên nhiên và văn hóa địa phương. Ngày đầu tiên tại Tây Giang, chúng tôi đã hoàn thành lộ trình dự kiến để băng rừng trong hai ngày tới”, Kiên kể.

 

Buổi sáng ngày thứ hai ở Tây Giang, Plênh bắt đầu hành trình bằng việc ngắt một chiếc lá cây rồi lấy hòn đá đặt lên để cầu thần rừng ban cho thời tiết tốt để đoàn có chuyến đi thành công. Plênh bảo người Cơ Tu tin là cây cỏ, sông suối, muông thú đều có linh hồn và mỗi khu rừng đều có thần rừng Tây Giang cai quản nên trước khi vào rừng làm bất cứ việc gì họ đều cầu khấn xin thần rừng cho phép.

 

Xem thêm : Năm khu nghỉ dưỡng muốn đến phải đi thuyền

 

Trung Kiên trong rừng pơ mu cổ thụ.

Trung Kiên trong rừng pơ mu cổ thụ.

 

Đoàn của Kiên đi xe máy đến đỉnh Quế sau đó đến xã Lăng để bắt đầu chuyến trekking xuyên rừng pơ mu Tây Giang. Khu rừng này nằm ở độ cao 1.600 m so với mực nước biển, sở hữu hơn 1.200 cây pơ mu, trong đó có 715 cây có tuổi đời từ 300 đến 1.000 năm tuổi, đã được công bố là cây di sản.

 

Thử thách Tây Giang

“Kiểm lâm đi cùng đoàn đã mang theo một bọc xôi với gói cá khô rán để ăn trưa. Ngoài ăn sáng thật no, chúng tôi không chuẩn bị gì nhiều bởi chặng này đường đi không quá thử thách”, Kiên nói.

 

Mỗi bước đi tiến vào sâu vào rừng là một lần Kiên bất ngờ với hệ sinh thái ở đây. Những cây pơ mu cổ thụ cao lớn, thân cây 2-3 người ôm mới xuể và được phủ một lớp rêu xanh. Điều đặc biệt, ở đây gần như chưa có sự tác động của con người.

 

Mất gần một ngày để khám phá hết rừng nguyên sinh. Để giữ sức cho chặng trek hôm sau, Kiên và cả đoàn chọn ngủ lại làng phía rìa rừng thay vì cắm trại trong rừng. Tại đây, Kiên được sinh hoạt như một người Cơ Tu bản địa, hiểu thêm về văn hoá và lối sống của người đồng bào.

 

Sáng hôm sau, cả đoàn thức dậy từ sớm để chuẩn bị cho chuyến trek tiếp theo tới rừng lim cổ thụ trên đỉnh Di Liêng. Chặng này được dự báo khó khăn hơn chặng trước nên Kiên nhờ hai người bản địa là anh Lực và già làng Clâu Nướch dẫn đường. Khi đến, mỗi người cầm theo một gói xôi và một cái lưới. Dọc đường trek xuôi theo suối ra sông Lăng, cứ chỗ nào có nước sâu là Lực lại ôm lưới lặn hụp để bắt cá. Sau 3 giờ trek cả đoàn đến rừng Lim cổ thụ trên núi khi đó đã cầm theo trên tay một bịch nặng với 3-4 loại cá khác nhau, cả to cả nhỏ.

 

“Chúng tôi nghỉ chân ăn trưa ở lán của đồng bào đi trồng lim trên núi. Bữa trưa có xôi với cá trộn rau rừng nấu trong ống giang, cá nướng, cá hấp trong ống giang. Mọi thứ đều từ rừng và ở trong rừng”, Kiên kể.

 

Xem thêm : Du khách Trung Quốc quan trọng với thế giới ra sao?

 

Bữa ăn giữa rừng.

Bữa ăn giữa rừng.

 

Sau khi băng qua hàng chục con suối để vào rừng sâu, đoàn của Kiên lần đầu nhìn thấy nấm lim xanh. Những cây nấm có mũ tán rộng khoảng 20 cm, mở hình quạt. Theo già làng Clâu Nướch, loại nấm này quý bởi chỉ mọc trên thân cây gỗ Lim đã chết, mỗi cây lim khi bị đốn hạ để lại gốc hoặc bị gãy đổ, ít nhất 5 năm mới bắt đầu có nấm lim rừng mọc.

 

Thời tiết trên núi càng lên cao càng lạnh, gió mạnh, đường đi có đoạn dựng đứng và trơn trượt vì rêu phủ kín gốc cây. Nhưng thiên đường trên đỉnh K’lang đã chiêu đãi những người thích chinh phục bằng 450 ha đỗ quyên hơn 100 năm tuổi chưa bị con người tác động. Hoa đỗ quyên ở đây có đủ màu sắc từ trắng, trắng pha hồng, tím, đỏ. Nếu đến đây vào đúng mùa hoa nở bạn sẽ có cảm giác như nhìn thấy tấm áo thổ cẩm đa sắc của người Cơ Tu.

 

Già làng Clâu Nướch chỉ vào một bông hoa đỗ quyên để giới thiệu chi tiết từng bộ phận của hoa, nhưng nhất định không hái bông hoa đó xuống. Đồng bào ở đây sống dựa vào rừng nhưng chỉ lấy từ rừng những thứ họ cần và vừa đủ cho cuộc sống hàng ngày. Họ tham gia bảo vệ rừng bằng cách lập các tổ chức tự quản, cử thanh niên canh giữ, không cho người ngoài vào, ai phá rừng sẽ bị nghiêm trị theo pháp luật và lệ làng.

 

“Họ coi rừng như mạng sống của chính họ, bởi vì còn rừng thì còn người mất rừng thì người Cơ Tu cũng mất”, Kiên kể lại lời của già làng.

 

Mắt trời xuống núi cũng là lúc đoàn của Kiên kết thúc hành trình hai ngày băng rừng. Cảm giác vừa thỏa mãn khi đã tự mình giải đáp được những câu hỏi về vùng đất Tây Giang, vừa tự hào vì chiến thắng bản thân và được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của rừng sâu mà không phải ai cũng có cơ hội được thấy.

 

Kiên bảo, người Cơ Tu hạnh phúc bởi họ tìm thấy mối liên hệ giữa con người với thiên nhiên, cũng như anh thấy hạnh phúc sau mỗi hành trình vượt suối, băng rừng, để cây cối che chở cho mình.

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ :

Công ty Mỹ Lệ TNHH

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *